Lưu ý những điều kiện cần có để thông báo website với Bộ Công Thương thành công - Thiết kế website QCV

Thông báo một trang web với Bộ Công Thương hoặc cơ quan quản lý tương tự ở một quốc gia có thể yêu cầu tuân thủ một số quy định và điều kiện cụ thể. Dưới đây là một số điều kiện chung cần thiết để thông báo trang web với Bộ Công Thương thành công ở Việt Nam:\

  • Thành lập doanh nghiệp

Trang web cần phải được liên kết với một doanh nghiệp đã được đăng ký tại Việt Nam. Điều này bao gồm việc đăng ký kinh doanh và có mã số thuế.

  • Tuân thủ pháp luật

Trang web cần phải tuân thủ tất cả các quy định liên quan đến hoạt động trực tuyến, bao gồm luật về thương mại điện tử, quảng cáo, bảo vệ người tiêu dùng, và bản quyền.

  • Chứng thực tên miền

Trang web cần phải sở hữu tên miền đã được chứng thực tại Việt Nam hoặc có thể yêu cầu chứng thực tên miền quốc tế.

  • Đảm bảo an ninh thông tin

Bảo đảm an ninh thông tin trên trang web và tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin cá nhân của người dùng.

  • Báo cáo hoạt động

Cung cấp báo cáo về hoạt động trang web, bao gồm thông tin về số lượng người dùng, giao dịch, và các hoạt động quảng cáo.

  • Thanh toán thuế

Đảm bảo thanh toán thuế đầy đủ và kịp thời đối với các giao dịch trực tuyến.

  • Liên kết với cơ quan quản lý

 Thực hiện các thủ tục liên quan đến thông báo trang web với Bộ Công Thương hoặc cơ quan quản lý tương tự, bao gồm việc điền đơn đăng ký và cung cấp thông tin liên quan.

  • Điều kiện cụ thể

 Kiểm tra xem có bất kỳ yêu cầu cụ thể nào khác từ Bộ Công Thương hoặc cơ quan quản lý tương tự mà bạn cần tuân thủ.

Website nào phải Thông báo với Bộ Công Thương?

Theo khoản 8 điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Khoản 9 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, các website bán hàng hay cung ứng dịch vụ có chức năng đặt hàng trực tuyến đều phải thực hiện việc thông báo với Bộ Công Thương thông qua địa chỉ web là http://online.gov.vn/ – Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Căn cứ khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 41, khoản 1 Điều 46 và Điều 54 Mục 2 Chương IV Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định, một số website cần phải đăng ký với Bộ Công thương bao gồm:

– Sàn giao dịch thương mại điện tử

Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Sàn giao dịch thương mại điện tử tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.

– Website khuyến mại trực tuyến

Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

Mức xử phạt khi không đăng ký website với Bộ Công thương

– Theo điểm a khoản 3 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d Khoản 33 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP), phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối hành vi không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng

– Điểm a khoản 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

Lưu ý: Điểm b khoản 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền đối với hành vi không đăng ký website với Bộ Công thương nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Các trang chính sách

Khi đăng ký Website với Bộ Công Thương, nhà bán hàng phải đáp ứng các trang chính sách theo yêu cầu bao gồm:

  • Hướng dẫn mua hàng.
  • Chính sách giao hàng.
  • Hình thức thanh toán.
  • Chính sách bảo mật thông tin.
  • Chính sách bảo hành đổi trả.
  • Chính sách xử lí khiếu nại.
  • Chính sách vận chuyển và giao nhận.
  • Chính sách riêng tư.
  • Chính sách kiểm hàng.

Lợi ích của việc đăng ký Website với Bộ Công Thương

Tuân thủ theo quy định của pháp luật

Nếu doanh nghiệp của bạn đăng ký Website với Bộ Công Thương thì không những bạn đã tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam mà còn tuân thủ theo quy định của Bộ Công Thương.

Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013, thông tư số 47/2014/TT-BCT ban hành ngày 05/12/2014, và Nghị định số 185/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại ban hành ngày 15/11/2013, yêu cầu tất cả các Website hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đều phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương.

Do đó việc thông báo/đăng ký Website với Bộ Công Thương là bước rất quan trọng khi xây dựng Web trên mạng Internet. Doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định.

Nâng cao uy tín Website của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp của bạn đã thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương thành công thì trang Web của bạn sẽ xuất hiện logo của Bộ Công Thương. Điều này, nâng cao uy tín Website trong mắt khách hàng, tạo dựng lòng tin vững chắc với họ, tránh bị lừa đảo.

Khẳng định thương hiệu

Việc đăng ký Website với Bộ Công Thương giúp định vị thương hiệu của doanh nghiệp, cá nhân trên không gian trực tuyến. Bên cạnh đó, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phân phối các mặt hàng hợp pháp và hạn chế tình trạng giả mạo,..

=> Nếu bạn cần được tư vấn thêm về thiết kế website và banner web hay còn điều gì băn khoăn hãy kết nối với mình “Công ty công nghệ QCV Việt Nam” để được tư vấn 24/7 qua:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *