...
  • 2 Tháng mười hai, 2023
  • QCV Group

Visual Design (đôi khi người ta gọi là thiết kế đồ họa) nhằm định hình và cải thiện trải nghiệm người dùng thông qua việc xem xét các hiệu ứng của minh hoạ, nhiếp ảnh, kiểu chữ, không gian, bố cục và màu sắc đối với khả năng sử dụng sản phẩm và tính thẩm mỹ  của chúng . Để giúp các nhà thiết kế đạt được điều này, Visual Design xem xét nhiều nguyên tắc khác nhau, bao gồm tính thống nhất, tính chất của nguyên tắc Gestalt, không gian, sự phân cấp, cân bằng, tương phản, tỉ lệ và tính tương đồng.

Nguyên lí thị giác là gì ?

 Là nguyên tắc được áp dụng để trình bày một thiết kế sao cho hợp lí, khoa học và có điểm nhìn. Một thiết kế được đánh giá đẹp khi nó hội tụ đủ những yếu tố của thị giác. Nếu mảng Kiến trúc đòi hỏi sự tuyệt đối trong thiết kế, tính toán thì mảng Đồ họa nói chung sẽ đòi hỏi các thiết kế của bạn dựa trên sự tương đối nhưng phải đảm bảo về sự Cân bằng hài hòa trong từng sản phẩm. Bằng kinh nghiệm và sự tổng hợp trên sản phẩm thực tế cùng những tài liệu liên quan, 3DKID xin chia sẻ đến các bạn 6 NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC QUAN TRỌNG giúp các thiết kế trở nên chặt chẽ, hoàn hảo và có sức hút hơn hẳn.

1. Nguyên lí thị giác thứ nhất: Cân bằng (Cân đối & thăng bằng)

Sự cân đối không chỉ thể hiện trong bố cục mà còn thể hiện ở màu sắc chúng ta lựa chọn (màu nóng, màu lạnh, màu trung tính), sắc độ, ánh sáng, về mật độ sắp xếp các chi tiết sử dụng trong thiết kế, tỉ lệ hình,… nhưng điểm chốt chính là : Một bố cục tốt sẽ giúp các bạn xử lí những phần còn lại một cách đơn giản.  

Khi thiết kế có sự cân đối, điều đó chứng tỏ rằng: Luật thăng bằng thị giác đã được áp dụng. Thăng bằng thị giác chính là sự hoán đổi vị trí nóng – lạnh, sự phân bố các yếu tố chính – phụ. 

Có 2 loại cân bằng: 

– Cân bằng đối xứng: tất cả các yếu tố hình (chiều rộng, chiều cao) được đặt đối với nhau qua trục, qua tâm và tất cả những gì liên quan được xếp cân xứng trong một bố cục.

Cân bằng đối xứng được chia làm nhiều loại: Cân bằng đảo ngược, cân bằng qua trục, cân bằng xuyên tâm.

– Cân bằng bất đối xứng: tất cả các yếu tố được xếp đặt không có sự đối xứng với nhau nhưng vẫn đảm bảo được nguyên lí cân bằng của thị giác. Được áp dụng nhiều trong thiết kế banner, poster, logo,..

2. Nguyên lí thị giác thứ 2: Nhịp điệu

Nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại của các yếu tố giống nhau hoặc gần giống nhau.

Tổng hợp cả ba nguyên lí: lặp – đan xen – xếp chồng sẽ làm bố cục thêm phần chặt chẽ và sống động. Nhịp điệu dùng để tạo nên sự sinh động và điều hướng cho thị giác. Khi có nhịp điệu, nội dung chính trong thiết kế của bạn sẽ được thị giác dẫn dắt một cách nhịp nhàng, giúp chúng nổi bật và xoáy sâu vào thông tin bạn muốn truyền tải. Chính vì vậy mà nhịp điệu được coi là một mẫu thức của nghệ thuật thiết kế.

3. Nguyên lí thị giác thứ 3: Tỉ lệ

Ngoài việc tạo ra sự tương phản có nhịp điệu và sự cân bằng, tỉ lệ còn giúp bạn tạo ra sự phân cấp. Về cơ bản, sẽ có sự phân cấp giữa các yếu tố trong thiết kế, và cách tốt nhất để truyền tải điều đó chính là sử dụng kích cỡ.

Việc điều chỉnh tỉ lệ phải có mục đích rõ ràng. Đừng tuỳ chỉnh vô tội vạ theo kiểu ”Make my logo bigger cream” (đây là tên một quảng cáo châm biếm của giới thiết kế nhằm vào việc khách hàng lúc nào cũng yêu cầu logo to bự ra, nội dung quảng cáo bao gồm việc sử dụng một loại kem bôi để phóng to logo – người dịch),  nếu bạn làm vậy, bạn đã quên mất phần nói về khoảng trống mà chúng ta vừa bàn bên trên rồi đấy.

Lấy ví dụ như một trang báo, phần lớn nhất của trang báo mà bạn thấy là gì?

Ắt hẳn đó chính là cái tựa bài báo ngắn tủn phải không? Tại sao lại như vậy? Điều này giúp cho người đọc có thể lướt qua trang báo thật nhanh và xem xem có tin gì hay ho, đáng đọc hay không. Kế đến, dưới tựa báo sẽ là một đoạn phụ đề với kích thước nhỏ hơn cung cấp cho người đọc thêm một vài thông tin chi tiết về bài báo, và cuối cùng là phần nội dung bài báo với kích thước chữ nhỏ nhất, đồng thời cũng sử dụng phông chữ thoải mái, dễ đọc nhất.

Vì lý do đó, hãy sử dụng kích cỡ đúng cách và đừng quên đối tượng sẽ sử dụng thiết kế của bạn là ai. Nhân tiện đang nói về báo, đây là lúc thích hợp để đến với phần kế tiếp, đó chính là…

4. Nguyên lí thị giác thứ 4: căn lề

Nguyên lý thị giác căn lề (Alignment) là một thuật ngữ được sử dụng để phản ánh cách sắp xếp các thành phần văn bản và yếu tố đồ họa theo những đường gióng trong cùng một không gian để tạo nên sự cân đối, hài hòa.

Các nhà thiết kế có thể điều chỉnh và căn lề theo các phương hướng như căn lề trái, căn lề phải, căn lề hai bên hoặc căn lề giữa. Bằng cách đó, tác phẩm của họ sẽ trở nên cân đối, hài hòa và ít có cảm giác lộn xộn hay bị xáo trộn. Ngoài ra, đây còn là cách tạo ra hiệu ứng khá tốt trong thiết kế.

Tuy nhiên, với nguyên lý này, nhà thiết kế cần phải thực hiện một cách chỉn chu và cẩn trọng. Vì mọi người thường ít khi chú ý đến các chi tiết được căn lề chính xác, nhưng nếu xuất hiện một nội dung bị lệnh – dù chỉ là vài milimet, họ sẽ lập tức nhận ra và cảm thấy khó chịu vì điều đó. 

5. Nguyên lí thị giác thứ 4: không gian âm

Nguyên lý thị giác không gian âm (hay còn được gọi là không gian trống) là một yếu tố đồ họa quan trọng, góp phần tạo nên cảm giác dễ chịu, thoải mái và gia tăng trải nghiệm khi người xem nhìn vào một ấn phẩm thiết kế. 

Bằng cách tận dụng và sắp xếp các khoảng trống một cách hợp lý, các yếu tố đồ họa khác trong thiết kế sẽ không bị sắp xếp gần sát, chồng chéo lên nhau gây cảm giác tù túng, rối mắt và khó chịu. Đồng thời, nguyên lý này cũng khiến các tụ điểm hoặc thông tin quan trọng không bị đặt quá gần nhau gây sao nhãng cho người nhìn. 

Active White Space

Active White Space là không gian được tạo nên một cách có chủ ý nhằm mang đến điểm nhấn ấn tượng cho sản phẩm. Active White Space giúp các nội dung và yếu tố trong thiết kế có sự tách biệt với nhau, từ đó người dùng có thể tập trung vào những thông tin chính mà người thiết kế muốn truyền tải. 

Passive White Space

Passive White Space là các khoảng trắng tự nhiên và xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong các thiết kế mà không được designer chủ đích tạo nên. Chẳng hạn như khoảng trống xung quanh logo, khoảng trống giữa các thành phần khác nhau hoặc khoảng trống giữa các từ trong đoạn văn bản…

Các designer thường chỉ tập trung vào Active White Space mà không quá để trọng đến Passive White Space. Tuy nhiên, đây vẫn là một yếu tố quan trọng cần được chú ý để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng là một bản thiết kế hài hòa, cân đối và hoàn chỉnh nhất. 

6. Nguyên lí thị giác thứ 6: lặp lại

Nguyên lý thị giác lặp lại đề cập đến cách sử dụng cùng lúc các yếu tố, thành phần có tính chất tương tự hoặc giống nhau trong thiết kế để tạo nên sự thống nhất, tính liên tục và cảm giác đồng bộ. Bên cạnh đó, sự lặp lại này còn góp phần tạo nên nhịp điệu (rhythm) để người xem có thể dễ dàng theo dõi và nắm bắt các thông tin bên trong thiết kế.  

Nguyên lý này được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các thiết kế hiện nay. Chẳng hạn như bạn có thể sử dụng chung một bộ màu, font chữ, biểu tượng hay hoa văn tương tự nhau trong các thiết kế của mình. Một ví dụ điển hình là chúng ta thường sẽ dùng một font chữ cho tất cả các trang của quyển sách, thay vì từ trang 1 – 20 sử dụng Time New Roman, nhưng trang 21 trở đi lại sử dụng Arial.

Nguyên lý lặp lại giúp cho tác phẩm luôn có sự nhất quán, đồng bộ và người xem có thể dễ dàng nhận biết được điều đó. Ngoài việc áp dụng nguyên lý này vào trong các ấn phẩm thiết kế, bạn cũng cần tạo nên sự lặp lại khi xây dựng thương hiệu để in sâu hình ảnh doanh nghiệp vào trong tâm trí khách hàng. 

Cũng giống như việc nấu ăn, cùng là một nguyên liệu, nhưng bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, và thiết kế cũng vậy, bạn hãy thêm vào những yếu tố độc đáo để tạo nên điểm nhấn riêng biệt và tránh gây cảm giác tẻ nhạt, nhàm chán cho người nhìn. 

7. Nguyên lí thị giác thứ 7: màu sắc

Lý thuyết về màu sắc được hiểu là cách xác định và lựa chọn các màu sắc để chúng có thể tương tác với nhau, từ đó tạo nên cảm xúc, điểm nhấn và làm nổi bật một số thành phần quan trọng trong ấn phẩm thiết kế. 

Mỗi doanh nghiệp sẽ có định hướng phát triển riêng biệt, mà màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt và giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

Chẳng hạn như những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, sáng tạo thường sẽ ưu tiên các gam màu hiện đại, tinh tế như xanh, trắng, đen… còn các thương hiệu thời trang lại có xu hướng lựa chọn màu sắc nổi bật nhằm thể hiện được phong cách, cá tính riêng biệt của thương hiệu, từ đó thu hút và hấp dẫn người dùng. 

Vậy nên, có thể nói rằng, màu sắc là yếu tố quan trọng và doanh nghiệp cần cẩn trọng trong việc lựa chọn màu sắc để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu.

=> Nếu bạn cần được tư vấn thêm về thiết kế website và banner web hay còn điều gì băn khoăn hãy kết nối với mình “Công ty công nghệ QCV Việt Nam” để được tư vấn 24/7 qua:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Seraphinite AcceleratorBannerText_Seraphinite Accelerator
Turns on site high speed to be attractive for people and search engines.