22 cách quảng bá thương hiệu tối ưu và hiệu quả nhất 2024 - Thiết kế website QCV

Quảng bá thương hiệu là gì?

Quảng bá thương hiệu là chiến lược truyền thông tiếp thị với mục đích thông báo, thuyết phục và tác động tới quá trình đưa ra quyết định của người mua khi họ lựa chọn một thương hiệu cụ thể nào đó. Chiến lược này được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu, từ đó tạo ra sự quan tâm của người tiêu dùng. Do đó, bạn có thể bán hàng và chuyển đổi người mua thành khách hàng trung thành.

Vì sao doanh nghiệp cần quảng bá thương hiệu?

Hiện nay, các doanh nghiệp thường có những chiến dịch quảng bá thương hiệu đến với người tiêu dùng. Bởi các lợi ích mà quảng bá thương hiệu mang đến như sau:

– Cung cấp đến khách hàng các thông tin về tính năng, giá cả và các chương trình đặc biệt được doanh nghiệp cung cấp để khách hàng có thể thuận tiện trong việc nắm bắt các thông tin về sản phẩm/ dịch vụ.

– Giúp khách hàng dễ dàng phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các tính năng của nó.

– Cung cấp thêm thông tin về sản phẩm cho khách hàng, từ đó nâng cao nhu cầu về sản phẩm.

– Xây dựng được hình ảnh và giá trị của thương hiệu.

– Ổn định doanh số cho doanh nghiệp

– Mang đến những giá trị vượt trội hơn cho doanh nghiệp với đối thủ

– Duy trì tài sản thương hiệu hiệu quả.

Những top quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất nên tham khảo:

 Xây dựng ứng dụng trên mạng xã hội

Quảng bá app trên các nền tảng mạng xã hội lớn như: Facebook, Twitter, Linkedin, Instagram… sẽ mang đến cơ hội chuyển đổi lớn dành cho doanh nghiệp. Trên mỗi nền tảng, doanh nghiệp nên dùng chiến lược nội dung khác nhau để mang lại cơ hội tiếp thị rộng mở hơn cho ứng dụng.

Một vài chiến lược tiếp thị hiệu quả trên mạng xã hội mà doanh nghiệp có thể áp dụng là: cập nhật thông tin về ứng dụng, thông báo cập nhất mới, giới thiệu URL website và blog…

Truyền thông đa phương tiện trên các kênh youtube, Flicker, ..

Người dùng hiện nay đang có xu hướng xem video nhiều hơn, nên để quảng bá cho thương hiệu của mình, các doanh nghiệp nên tạo ra các video có tính sáng tạo, thu hút để lôi cuốn, hấp dẫn khách hàng trên các nền tảng như Youtube,…

Lập blog cá nhân chia sẻ kiến thức chuyên ngành của bạn

Việc xây dựng các blog cá nhân để chia sẻ các kiến thức về chuyên ngành sẽ tăng khả năng quảng bá cho thương hiệu. Bỏi các doanh nghiệp có thể dễ dàng cải thiện xếp hạng công cụ tìm kiếm, khả năng tiếp cận và các giá trị thiết lập thương hiệu của mình. Viết blog chia sẻ cũng giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng được mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng của mình.

Tận dụng tầm ảnh hưởng của influencer

Với những người có tầm ảnh hưởng, họ sẽ có lượng người theo dõi đông nên việc cộng tác với các người nổi tiếng này sẽ giúp cho thương hiệu của bạn sẽ được quảng bá rộng rãi đến với mọi người.

Nhờ bạn bè giới thiệu

Truyền miệng là phương pháp quảng bá app vừa nhanh chóng, an toàn, vừa hiệu quả mà hoàn toàn miễn phí. Doanh nghiệp chỉ cần sử dụng các mối quan hệ thân thiết như: bạn bè, đồng nghiệp, người thân… để nhờ họ giới thiệu app cho những người xung quanh. Đây là giải pháp tăng lượt cài đặt rất hiệu quả và tiết kiệm dành cho các ứng dụng mới.

Đăng trên các nhóm xã hội

Mạng xã hội là nền tảng quảng cáo ứng dụng hoàn toàn miễn phí và hiệu quả mà doanh nghiệp cần khai thác. Chỉ với các bài đăng giới thiệu app hoặc chia sẻ đường link trang web… lên trang cá nhân hoặc hội nhóm có chung sở thích là doanh nghiệp có thể tìm được một lượng lớn khách hàng tiềm năng mà không cần bỏ ra bất cứ chi phí nào.

Làm cho ứng dụng miễn phí khi ra mắt

Người dùng rất thích dùng những ứng dụng miễn phí và không mấy hứng thú với các loại app yêu cầu trả phí ngay từ đầu. Vậy nên, nếu loại app mà bạn tiếp thị cần phải trả phí mới được sử dụng thì ngay từ đầu bạn nên cho phép khách hàng dùng thử miễn phí để thu hút lượt tải xuống. Sau khi hoàn tất khơi gợi sự tò mò và đánh trúng vào nhu cầu của người dùng thì mới áp dụng quy tắc trả phí cũng chưa muộn.

Yêu cầu người dùng đánh giá

Đánh giá và xếp hạng ảnh hưởng rất nhiều đến thuật toán xếp hạng trên cửa hàng App Store. Vậy nên, doanh nghiệp nên tìm cách cải thiện đánh giá và yêu cầu người dùng đánh giá nhiều hơn để tạo dựng danh tiếng cũng như sự uy tín cho app của mình. Giải pháp hoàn hảo nhất là gửi yêu cầu đánh giá thông qua các phương tiện như: email, mạng xã hội hoặc gửi trực tiếp thông qua app,…

Update dữ liệu thường xuyên

Nhà phát triển nên update ứng dụng, thay đổi hoặc cập nhật tính năng mới cho ứng dụng một cách thường xuyên để tạo nên sự mới mẻ và lôi kéo người dùng ở lại với app lâu hơn. Trong một số trường hợp, tính năng mới còn giúp app tái thu hút người dùng cũ và tiếp cận được nhiều khách hàng mới. 

Lưu ý: khi cập nhật một tính năng mới cho ứng dụng, doanh nghiệp nên thông báo đến người dùng trên các nền tảng như: website, blog, mạng xã hội,…

Luôn phản ứng với các đánh giá hoặc nhận xét tiêu cực

Phản hồi các đánh giá tiêu cực là sự khẳng định rằng: doanh nghiệp luôn quan tâm đến cảm nhận, trải nghiệm của khách hàng và nhà phát triển vẫn đang hết mình nỗ lực để cải thiện những sai sót. Thông qua cách làm đơn giản nhưng tinh tế này, khách hàng sẽ có thiện cảm hơn với nhà phát triển và sẵn sàng ở lại hoặc chia sẻ ứng dụng đến với người thân của mình.

Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng cũ

Việc xây dựng tốt các mối quan hệ với khách hàng cũ vừa giữ chân được lượng khách hàng trung thành, vừa đảm bảo nguồn doanh thu ổn định với doanh nghiệp. Ngoài ra, nó cũng sẽ thúc đẩy khách hàng lan truyền hình ảnh thương hiệu tới những khách hàng tiềm năng khác cho doanh nghiệp.

Tạo một website cho thương hiệu và tối ưu nó trên các trang tìm kiếm

Website là một trong những công cụ quan trọng trong quá trình quảng bá thương hiệu của một doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích của website trong quá trình quảng bá thương hiệu:

Giới thiệu thương hiệu và sản phẩm dịch vụ: Website là nơi doanh nghiệp có thể giới thiệu về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Tăng khả năng tìm thấy trên công cụ tìm kiếm: Website được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm, giúp doanh nghiệp tăng khả năng xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy thông tin về thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Tăng tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy: Một trang web được thiết kế đẹp, chuyên nghiệp và có tính tương tác cao sẽ giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn khi tương tác hoặc đưa ra quyết định mua hàng/ hợp tác với doanh nghiệp.

=> Bài viết trên đã đưa ra toàn bộ các thông tin liên quan giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng từ đó giữ chân họ ở lại lâu hơn với thương hiệu của mình. Nếu bạn cần được tư vấn thêm về thiết kế website và banner web hay còn điều gì băn khoăn hãy kết nối với mình “Công ty công nghệ QCV Việt Nam” để được tư vấn 24/7 qua:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *